Chính trị Belarus

Bài chi tiết: Chính trị Belarus
Alexander Lukashenko, tổng thống từ năm 2013
Sergei Rumas, thủ tướng từ năm 2018
Tòa nhà Hạ viện BelarusLá cờ Trắng-Đỏ-Trắng cũ của Belarus đã được sử dụng từ năm 1991 tới năm 1995, hiện được phe đối lập quốc gia sử dụng.

Vì những thiếu sót lớn về tinh thần dân chủ, cũng như là lối cai trị độc đoán của chính phủ Lukašenka, Belarus được cho là có chế độ độc tài duy nhất còn sót lại tại châu Âu.[30]
Belarus là một nước cộng hoà tổng thống, được lãnh đạo bởi Tổng thống và một lưỡng viện Quốc hội. Quốc hội gồm một hạ viện với 110 ghế, và thượng viện với 64 ghế. Hạ viện có quyền chỉ định Thủ tướng Belarus, sửa đổi hiến pháp, đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng, và đề xuất các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Belarus. Thượng viện có quyền lựa chọn nhiều vị trí chính phủ, tiến hành buộc tội tổng thống, và có khả năng chấp nhận hay từ chối những dự luật đã được Hạ viện thông qua. Mỗi viện đều có quyền phủ quyết bất cứ dự luật nào đã được các địa phương thông qua nếu chúng trái ngược với Hiến pháp Belarus.[31] Tổng thống Belarus từ năm 1994 là Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka. Theo như hiến pháp cũ của Belarus thì ông ta không được tham dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, nhưng vào tháng 10 năm 2004 ông ta đã cho trưng cầu dân ý, để cho cái giới hạn này không còn giá trị đối với ông nữa. Hơn nữa còn có một Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng lãnh đạo. Các thành viên Hội đồng Bộ trưởng không cần phải là thành viên của Quốc hội, và do Tổng thống chỉ định. Nhánh tư pháp gồm Toà án tối cao và nhiều toà án đặc biệt khác, như Toà hiến pháp, giải quyết các vấn đề đặc trưng liên quan tới hiến pháp hay luật doanh nghiệp. Các thẩm phán của Toà án hiến pháp được tổng thống chỉ định và được Hội đồng Cộng hoà xác nhận.[31]

Ba đảng chính trị hiện có ghế trong Hạ viện: Đảng Cộng sản Belarus (tám ghế), Đảng Ruộng đất Belarus (ba ghế), và Đảng Dân chủ Tự do Belarus (một ghế). Các đảng chính trị ủng hộ tổng thống Lukashenko, Đảng Xã hội chủ nghĩa Thể thao BelarusĐảng Lao động và Công bằng cộng hoà, và các đảng đối lập, như Mặt trận Nhân dân Belarus (BPF) và Đảng Dân sự Thống nhất Belarus (UCPB) không giành được ghế nào trong cuộc bầu cử năm 2004. UCPB và BPF là hai đảng gồm Liên minh 5+ nhân dân, một nhóm các đảng chính trị phản đối Lukashenko. Nhiều tổ chức, gồm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đã tuyên bố cuộc bầu cử là "không tự do" vì các đảng chính trị đối lập giành được kết quả âm và sự thiên vị của truyền thông Belarus giành ưu ái cho chính phủ.[32] Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất diễn ra ngày 19 tháng 3 năm 2006. Đối thủ của Lukashenka lần này là Alaksandar Uładzimieravič Milinkievič, một ứng cử viên đại diện cho liên minh các đảng đối lập và Alaksandar Vladislavovich Kazulin đại diện cho phe Xã hội Dân chủ. Kazulin đã bị cảnh sát đánh đập và giam giữ trong những cuộc tuần hành phản đối quanh Quốc hội của mọi người dân Belarus. Tuy Lukashenka đạt 80% số phiếu bầu, OSCE và các tổ chức khác cho rằng cuộc bầu cử không công bằng.[33]

Lukashenka được trích dẫn là đã phát biểu rằng ông có "kiểu cầm quyền độc tài" để nắm quyền trong nước.[34] Hội đồng châu Âu đã ngăn cản Belarus trở thành thành viên từ năm 1997 vì sự bỏ phiếu không dân chủ và những gian lận bầu cử trong cuộc trưng cầu dân ý theo hiến pháp tháng 11 năm 1996 và cuộc bầu cử bổ sung nghị viện.[35] Chính phủ Belarus cũng bị chỉ trích vì những vi phạm nhân quyền trong những hành động chống lại các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo độc lập, các cộng đồng thiểu số, và các chính trị gia đối lập.[36][37] Belarus là quốc gia duy nhất tại châu Âu còn duy trì hình phạt tử hình cho một số tội trong thời gian chiến tranh và hoà bình.[38] Để làm chứng trước Uỷ ban quan hệ nước ngoài Thượng viện Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã nêu tên Belarus, cùng sáu quốc gia khác, như một phần trong danh sách "quốc gia độc tài".[39] Bộ ngoại giao Belarus đã thông báo rằng những lời tuyên bố của Ngoại trưởng Rice "là nền tảng tồi" để xây dựng liên minh Belarus-Hoa Kỳ.[40]

Quan hệ ngoại giao

Tổng thống Lukashenko và tổng thống Nga Vladimir Putin

Trong lĩnh vực ngoại giao, Belarus và Nga có mối quan hệ liên minh thân cận từ khi Liên bang Xô viết tan rã. Nga cung cấp cho Belarus không chỉ nguyên liệu thô, mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế nhìn nhận Belarus với quan điểm tốt hơn, làm việc với Belarus về hội nhập kinh tế từ năm 1996. Những quan hệ giữa Belarus và Cộng đồng các quốc gia độc lập đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng màu diễn ra tại Gruzia, UkrainaKyrgyzstan. Dù Liên minh châu Âu đã ra lệnh cấm đi lại với Lukashenka và các quan chức quan trọng trong chính phủ, Belarus có các thoả thuận thương mại với nhiều quốc gia thành viên EU. Các quốc gia láng giềng như Litva và Ba Lan cùng nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ Latvia cũng có thoả thuận thương mại với Belarus.[41] Trước năm 1997 quan hệ song phương với Hoa Kỳ diễn ra bình thường, khi Bộ ngoại giao Mỹ bắt đầu cung cấp các khoản trợ cấp cho các tổ chức phi chính phủ có định hướng thị trường tự do và chính phủ Belarus cũng đưa ra các biện pháp nhằm khiến các tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ khó hoạt động hơn.[42] Năm 2004, Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật gọi là Luật Dân chủ Belarus, cho phép Hoa Kỳ cung cấp tài chính cho các nhóm đối lập với Lukashenka và những nỗ lực làm mất ổn định tình hình nước này; không cần biết tới việc hai quốc gia đang hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề buôn người, tội ác kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các thảm hoạ tự nhiên cũng như do con người gây ra.[43] Belarus đã phát triển hợp tác với các quốc gia châu Phi, Trung Đông và châu Á. Trung Quốc và Belarus đã xây dựng các mối quan hệ thân thiện với nhau, được tăng cường thêm bởi chuyến thăm của Tổng thống Lukashenka tới Trung Quốc tháng 10 năm 2005.[44] Ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập, Belarus còn là thành viên của các tổ chức cấp vùng như Cộng đồng Kinh tế Âu ÁTổ chức Hiệp ước An ninh Chung.[41] Trong các tổ chức quốc tế, Belarus là thành viên của Phong trào không liên kết[45] từ năm 1998 [46] và Belarus từng là một trong những thành viên sáng lập Liên hiệp quốc năm 1945.[47]

Quân đội

Lực lượng tuần tra biên giới tại rừng Białowieża, nằm giữa biên giới Ba Lan và Belarus

Thiếu tướng Andrei Ravkov đứng đầu Bộ Quốc phòng[48], và Alexander Lukashenko (tổng thống) làm Tổng tư lệnh[31]. Các lực lượng vũ trang được thành lập năm 1992 sử dụng các bộ phận của các lực lượng vũ trang cũ của Liên Xô trên lãnh thổ của nước cộng hòa mới. Việc chuyển đổi các lực lượng cũ của Liên Xô thành các lực lượng vũ trang của Belarus, được hoàn thành vào năm 1997, đã giảm số lượng binh sĩ xuống còn 30.000 và tái cấu trúc các lãnh đạo và quân đội[49].

Hầu hết quân đội Belarus là lính nghĩa vụ, phục vụ trong vòng 12 tháng nếu họ học đại học hoặc 18 tháng nếu họ không[50]. Giảm quân số Belarus trong độ tuổi tham gia đã tăng tầm quan trọng của những người lính hợp đồng, số người lên tới 12.000 người vào năm 2001[51]. Năm 2005, khoảng 1,4% tổng sản phẩm quốc nội của Belarus được dành cho chi tiêu quân sự[52].

Belarus không bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng đã tham gia vào Chương trình Đối tác Cá nhân từ năm 1997[53], và Belarus cung cấp hỗ trợ tiếp nhiên liệu và không phận cho sứ mệnh ISAFAfghanistan[54]. Belarus bắt đầu hợp tác với NATO khi ký văn bản tham gia vào quan hệ đối tác của họ đối với Chương trình Hòa bình vào năm 1995[55]. Tuy nhiên, Belarus không thể tham gia NATO bởi vì nó là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Căng thẳng giữa NATO và Belarus đạt đỉnh điểm sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 năm 2006 tại Belarus[56].

Tử hình

Bài chi tiết: Tử hình tại Belarus

Belarus là nước châu Âu duy nhất vẫn còn áp dụng án tử hình. Hoa Kỳ và Belarus là hai trong số 56 nước thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã thi hành trong năm 2011[57].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Belarus http://www.belarus.by/en/about-belarus/religion http://cctld.by/be/history/bel/ http://belstat.gov.by/en/ofitsialnaya-statistika/o... http://www.gkpv.gov.by/en/state_border_en/bord_dem http://www.gkpv.gov.by/en/state_border_en/delim_hi... http://www.mfa.gov.by/en/foreign-policy/multilater... http://www.mfa.gov.by/en/organizations/membership/... http://www.mfa.gov.by/en/press/news_mfa/c6f560f2f8... http://www.mfa.gov.by/eng/index.php?d=policy/bicoo... http://www.mfa.gov.by/eng/index.php?d=publications...